GÁC VĂN

20/08/2010

ISSAC BASHEVIS SINGER

Filed under: GHI CHÚ VỀ TÁC GIẢ — nguyenthanhhien21 @ 19:59


ISSAC BASHEVIS SINGER (1904 – 1991) Nhà văn gốc Do Thái sinh tại Ba Lan viết bằng tiếng Yiddish đoạt giải Nobel năm 1978.
Ông học trong một chủng viện Do Thái tại Warsaw và in tiểu thuyết đầu ở Ba Lan trước khi di cư sang Mỹ (1935) rồi nhập tịch (1943). Ông tự dịch hoặc coi sóc việc dịch tác phẩm của mình sang tiếng Anh nhưng vẫn tiếp tục viết bằng tiếng Yiddish. Những tác phẩm quan trọng của ông là The Family Moskat (1950; “Gia đình Moskat”), The Magician of Lublin (1960; “Phù thủy ở Lublin”), The Estate (1969; “Điền trang”), Enemies, a Love Story (1972; “Các kẻ thù, một chuyện tình”) và The Penitent(1983; “Kẻ sám hối”).

Ông cũng rất nổi tiếng với truyện ngắn và đã cho ra đời nhiều tuyển tập: Gimpel the Fool (1957; “Gimpel thằng ngốc”), The Spinoza of Market Street (1961; “Spinoza phố Market”), Short Friday (1964; “Thứ Sáu ngắn ngủi”), The Seance (1968; “Buổi lên đồng”), A Crown of Feathers (1973; “Vòng miện lông vũ”; giải National Book Award), Old Love (1979; “Tình xưa”) và The Image and Other Stories (1985; “Hình ảnh và những truyện ngắn khác”).

Truyện của ông đặc tả cuộc sống của người Do Thái ở Ba Lan và Mỹ, pha trộn phong phú sự mỉa mai, sắc bén, khôn ngoan, cùng chất phóng tưởng và thần bí, đồng thời chứa nhiều truyền thuyết dân gian Do Thái và lộ ra sự thấu hiểu về những điểm yếu cố hữu của con người.

nguon:tienve.org

13/07/2010

SIGBJØRN OBSTFELDER

Filed under: GHI CHÚ VỀ TÁC GIẢ — nguyenthanhhien21 @ 10:26

SIGBJØRN OBSTFELDER

(1866-1900)

Sigbjørn Obstfelder là một khuôn mặt văn chương quan trọng của Na-uy cuối thế kỷ 19. Những bài thơ không vần, với những hình ảnh lung linh mơ hồ, cũng như các truyện ngắn, truyện vừa và kịch bản đầy hư ảo của ông đã đánh dấu một sự đoạn tuyệt dứt khoát với chủ nghĩa tự nhiên để bước vào chủ nghĩa hiện đại. Hầu hết tác phẩm của ông được xuất bản trong 10 năm cuối đời. Digte [Những bài thơ], thi tập đầu tay của ông, ra đời năm 1893; vở kịch De røde draaber [Những chấm đỏ] xuất hiện năm 1897; và vài tập truyện vừa và truyện ngắn được in trước khi ông qua đời.
Đôi khi tác phẩm của ông khó xác định thể loại, chẳng hạn “Người đàn bà trong y phục màu đen” có thể là một bài thơ, nhưng cũng có thể là một truyện rất ngắn.
nguon : tienve.org

01/07/2010

MARCEL MARIEN

Filed under: GHI CHÚ VỀ TÁC GIẢ — nguyenthanhhien21 @ 08:37

 

(1920-1993)

Marcel Mariën, người Bỉ, sinh ở Antwerp, là một trong những nghệ sĩ tạo hình nổi danh của phái siêu thực ở Bỉ. Ông còn là nhà thơ, nhà viết tiểu luận, nhà nhiếp ảnh, và nhà làm phim. Ngoài vô số tác phẩm mỹ thuật, ông đã viết và xuất bản hơn một chục cuốn thơ và văn xuôi. Năm 1854 ông thành lập nhà xuất bản Les Lèvres Nues, rồi cùng Christian Dotremont và Paul Colinet điều khiển tạp chí Le Ciel Bleu. Từ năm 1963, ông sang Trung Quốc làm việc như một nhà dịch thuật, nhưng năm 1965 ông trở về Bỉ vì hoàn toàn thất vọng với chủ nghĩa Mao. Năm 1983, ông tung ra cuốn tự truyện Le Radeau de la Mémoire và gây xôn xao dư luận vì những tiết lộ cực kỳ táo bạo về đời tư của chính ông. Marcel Mariën, tất nhiên, là một con người rất khác thường trong cả nghệ thuật và đời sống.
 
Truyện ngắn dưới đây nằm trong tuyển tập The Belgian School of the Bizarre: An Anthology of Short Stories (1998), gồm những truyện ngắn khác thường của 16 tác giả của nước Bỉ, do Kim Connell chọn lựa, biên tập và dịch thuật.
nguon : tienve.org
 

20/05/2010

CLAUDE OLLIER

Filed under: GHI CHÚ VỀ TÁC GIẢ — nguyenthanhhien21 @ 08:16

CLAUDE OLLIER

(1922~)

 
Claude Ollier sinh năm 1922 ở Paris, thuở nhỏ say mê văn chương và âm nhạc, học trung học ở Carnot, đậu tú tài năm 18 tuổi, vào học luật và thương mại ở Ecole des Hautes Etudes Commerciales (HEC) từ 1941 đến 1943, nửa chừng bị động viên, làm việc trong một nhà máy ở Nuremberg, rồi bỏ trốn qua ngả Thụy sĩ, rồi bị bắt, đến 1946 mới học xong HEC, trước khi ra làm việc trong ngành bảo hiểm (1946-1950). Trong thời gian này, ông lui tới các phòng tranh, các buổi hoà nhạc, các buổi họp mặt điện ảnh, và bắt đầu một vài hoạt động xã hội: tham dự Đại hội Thanh niên Dân chủ Thế giới ở Prague, tham gia xây dựng một đường xe lửa ở Bulgarie (1947). Ông bắt đầu viết từ khi còn trong ngành bảo hiểm, với những đoản văn. Sau 5 năm làm việc hành chánh cho nhà nước Maroc trở về Pháp (1955) ông mới thực sự hoàn thành và cho xuất bản cuốn đầu tiên, La Mise en scène (Editions de Minuit, 1958 — một năm sau cuốn La Jalousie của Robbe-Grillet) và đoạt Giải Médicis. Sau một năm làm việc hành chánh trở lại, năm 1959 đánh dấu quyết tâm chuyên vào việc viết lách. Cùng với Fernando Arrabal, Robert Pinget, Italo Calvino… ông được Tổ chức Ford ở Hoa Kỳ mời và dịp này đã dùng xe lửa đi xuyên lục địa trong suốt mùa đông, trước khi đến Mexico và Cuba. Sau hai tiểu thuyết Le Maintien de l’ordre (Gallimard, 1961) và Eté indien (Minuit, 1963), Ollier khởi sự viết một loạt kịch truyền thanh cho Radio-Stuttgart, và cho ORTF / Đài truyền thanh truyền hình Pháp, như La Mort du personnage (1964), L’attentat en direct (1965), Régression (1965) Le Dit de ceux qui parlent (1970)… và từ 1966-1970 được mời tham dự các hoạt động văn hoá và giảng dạy ở Berlin và nhiều vùng khác ở Đức, ở Hammame [Tunisie], Québec [Canada]… Claude Ollier là một người luôn ở thế động: ông ít khi ở yên một chỗ, và hầu hết những tác phẩm ông ra đời đều bắt rễ từ một nơi chốn, một kinh nghiệm: ngoài châu Âu, có thể kể Téhéran, Marrakech, Sahara, Thái-lan, Singapour, Mã-lai, Maroc, Úc-đại-lợi, Tân-tây-lan, Jordanie, Jérusalem, Canada, Ai-cập… là những nơi ông đặt chân tới với nhiều mục đích khác nhau: ghi chép tư liệu, tham gia hội thảo, thuyết trình tại các trường đại học.
 
Các tác phẩm chính sau Été indien (1963) gồm có: L’Echec de Nolan và Navettes (Gallimard, 1967), La Vie sur Epsilon (Gallimard, 1972; Flammarion, 1988), Jeu d’enfant (nhiều tập, 1972-1975), Marrakech Médine (Flammarion, Giải thưởng France Culture – 1979), Nébules (Flammarion, 1981), Une histoire illisible (Flammarion, 1986), Déconnection (P.O.L, 1988), Feuilleton (Julliard, 1990), Truquage en amont (Flammarion, 1992), Outback ou L’Arrière-monde (P.O.L, 1995), Cité de mémoire (P.O.L, 1996), Aberration (P.O.L, 1997), Missing (P.O.L, 1998), Wanderlust et les Oxycèdres (P.O.L, 2000), Mon Double à Malacca (Flammarion, 1982; P.O.L, 2001), Préhistoire (P.O.L, 2001), Qatastrophe (P.O.L, 2004), Wert et la vie sans fin (P.O.L, 2007)
 
Claude Ollier là một trong những tiểu thuyết gia được coi là viết “khó hiểu” nhất. Khởi đầu, ông viết trong dòng khai phá của nhóm Tiểu thuyết mới ở Pháp, với những nhà văn như Alain Robbe-Grillet, Nathalie Sarraute, Claude Simon, Robert Pinget, Michel Butor, nhưng văn xuôi của ông như một bông hoa nở không biết ngừng, và ngòi bút mạnh dạn của ông cứ thế phát triển qua mỗi cuốn sách ra đời, chối bỏ tất cả những hạn chế của câu chuyện kể, mở hết tốc độ đi vào một khoảng không gian và thời gian tan rã và bất định…
 
Đầu tháng 12, 2009, Nhà xuất bản P.O.L vừa phát hành một lúc hai tác phẩm của ông, được giới thiệu như hai tác phẩm nối tiếp một công trình thể nghiệm những hình thức bán tự sự: Cahier de fleurs et de fracas và Hors-champs (1990-2000), một loại nhật ký viết văn.
 
“Ghi âm” [“Sonorisation”] là những phân cảnh, là cái nhìn tinh vi và chính xác của một nhà làm điện ảnh, sửa soạn vô tiếng cho một phim, sửa soạn đem âm thanh, đem tiếng nói lại cho một cảnh vật. Đoản văn được viết trong giai đoạn 1963-1965, in trong tập Navettes (1967). Đầu tập sách (gồm những đoản văn được sắp xếp thứ tự thời gian trong suốt mười lăm năm, theo từng giai đoạn rõ rệt), Ollier ghi lại định nghĩa của Littré về chữ navette (con thoi): dụng cụ nơi đó người thợ dệt đặt sợi chỉ dệt khổ ngang để luồn qua hàng chỉ dọc trên khung cửi… Hàng chỉ dọc ở đây phải chăng là những cuốn tiểu thuyết, và tấm vải dệt thành là toàn bộ Fiction của Ollier người thợ dệt?

 nguồnl: tienve.org

23/04/2010

DANIELA FISCHEROVAS

Filed under: GHI CHÚ VỀ TÁC GIẢ — nguyenthanhhien21 @ 11:18

 

Sinh năm 1948 tại Prague, Daniela Fischerová là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của Tiệp-khắc, tức Cộng hoà Séc hiện nay. Bà, cùng với Václav Havel, Ivan Klíma, Milan Kundera và Josef Skvorecký, thuộc thế hệ những cây bút sinh ra sau Đệ nhị Thế chiến và trưởng thành sau biến cố mùa xuân 1968 ở Prague. Cũng giống các cây bút vừa kể, bà gặp nhiều khó khăn từ chính quyền cộng sản trước đây. Một số tác phẩm của bà bị cấm xuất bản, phát hành hoặc công diễn, vì bị xem là phản động hoặc quá cấp tiến, trước khi được dư luận khen ngợi. Hơn nữa, cũng giống các cây bút vừa kể, bà là người đa năng. Bà làm thơ, viết truyện và viết kịch. Một tuyển tập truyện thiếu nhi của bà được chọn làm sách giáo khoa ở bậc trung học. Tuy nhiên, sở trường chính của bà là kịch. Nhiều kịch bản của bà được trình diễn và khen ngợi ở khắp nơi trên thế giới, trong đó, vở kịch đầu tay, Hodina mezi psem a vlkem (Giờ khắc giữa con Sói và con Chó , 1979), đã gây chấn động dư luận đến mức những vở kịch của bà đã bị chính quyền cộng sản cấm công diễn suốt tám năm. Ngoài ra, các vở kịch khác của bà, Báj (Huyền thoại, 1987),Princezna T (Công chúa T, 1988), Náhlé neštěstí (Rủi ro bất ngờ, 1993), và Fantomima (Fantomime, 1996) cũng gây xôn xao không kém.
 
Tác phẩm của Fischerová đã đoạt được nhiều giải thưởng. Đáng kể nhất là Giải Kịch Bản Hay Nhất ở liên hoan phim thế giới tại Culcutta vào năm 1983 cho kịch bản phim Neúplné zatmění (Nhật thực bán phần), và giải nhất trong cuộc thi viết kịch bản radio dành cho những nhà văn Tiệp Khắc và Đức cho vở kịch Andělský smích (Tiếng cười thánh thiện) năm 1993.
 
Câu chuyện cực ngắn dưới hình thức một kịch bản một phút dưới đây có vẻ như một hư cấu mang tính giả tưởng, mang một tư tưởng thâm trầm về bản chất của văn học nghệ thuật: Giống một bức tranh bị đóng khung giữa một hiện thực bao la, mọi tác phẩm văn học, đặc biệt các thể loại tự sự, là một cái gì luôn luôn phải kết thúc và phải mang một ý nghĩa nhất định trong khi cuộc đời lại là một dòng chảy vô tận và cơ hồ như vô nghĩa hoặc, nếu có nghĩa, ý nghĩa ấy cũng không bao giờ được tiết lộ. Đối diện với những giới hạn mang tính bản thể luận như thế, một câu hỏi không thể không được đặt ra: “Rồi nó sẽ ra sao?” như nhan đề truyện cực ngắn này.
 
“Nó” ở đây chính là số phận của văn học nghệ thuật nói chung.
 
Phan Quỳnh Trâm
nguon:tienve.org

20/04/2010

CHÂN DUNG BORGES

Filed under: GHI CHÚ VỀ TÁC GIẢ — nguyenthanhhien21 @ 08:39

nguon:google.com

UMBERTO ECO

Filed under: GHI CHÚ VỀ TÁC GIẢ — nguyenthanhhien21 @ 07:45
Umberto Eco — nhà văn, nhà lý thuyết văn học, nhà tư tưởng — sinh ngày 5 tháng Giêng, năm 1932, tại Alessandria, vùng Piedmont, nước Ý. Ông tốt nghiệp ngành triết học tại viện đại học Turin năm 1954. Hiện ông là giáo sư ký hiệu học tại viện đại học Bologna, đồng thời giữ vô số các chức vụ hàn lâm tại nhiều học viện trên thế giới. Từ năm 1985 đến nay, ông được trao tặng hơn 30 bằng tiến sĩ danh dự từ nhiều viện đại học, trong số đó có Paris (Sorbonne Nouvelle) (1989), Buenos Aires (1994), Santa Clara (1996), Moscow (1998), Berlin (FUB) (1998), Montréal (UQAM) (2000), Jerusalem (2002) và Siena (2002), v.v.
Umberto Eco là tác giả của những tuyển tập tiểu luận lừng lẫy, trong đó có những cuốn đã được dịch sang Anh văn như: Kant and the Platypus, Serendipities, Travels in Hyperreality, và How to Travel with a Salmon. Ông cũng là tác giả của những tiểu thuyết thời danh, tiêu biểu cho văn chương hư cấu hậu hiện đại như The Name of the Rose, Foucault’s Pendulum, và Baudolino. Tờ New York Times nhận định rằng tác phẩm của Eco “phức tạp, khiêu khích, khôi hài và sâu sắc”, và ông là “một nhà văn của sự duyên dáng và thông tuệ.” Tờ Atlantic Monthly nhận định rằng “Eco kết hợp học thuật hàn lâm với sự yêu thích những nghịch thuyết và một óc khôi hài đầy khoái hoạt, đôi khi đến mức khủng khiếp.” Tờ Los Angeles Times cho rằng ông là “một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất trong thời đại của chúng ta.”
“Tôi viết thế nào” là một bài viết theo yêu cầu của nhà biên tập Maria Teresa Serafini cho tập tiểu luận Come si scrive un romanzo (Milan: Strumenti Bompiani, 1976). Sau khi cuốn tiểu thuyết Baudolino của Umberto Eco được xuất bản, ông bổ sung vào bài này một số chi tiết mới có liên quan đến cuốn tiểu thuyết ấy. Bài viết đã bổ sung được Martin McLaughlin dịch sang tiếng Anh và in lại trong cuốn On Literature của Umberto Eco (Orlando, Florida: Harcourt Inc., 2004).
Đây là một bài viết dài, gồm 11 phần, mỗi phần có tiểu đề riêng, nhằm trả lời một câu hỏi do Maria Teresa Serafini đặt ra. Tiền Vệ sẽ lần lượt đăng bài viết này thành 11 kỳ.

J.L BORGES

Filed under: GHI CHÚ VỀ TÁC GIẢ — nguyenthanhhien21 @ 06:48

Borges (Buenos Aires,1899 – Geneva,1986), là một trong những khuôn mặt văn chương lớn nhất của thế kỷ 20. Ông là tác giả nhiều tác phẩm thơ, tiểu luận, phê bình, và truyện ngắn. Năm 1961, Borges chia giải thưởng “International Publishers’ Prize” cùng với Samuel Beckett. Năm 1966, The Ingram Merrill Foundation trao ông giải thưởng “Annual Literary Award” vì “sự đóng góp ngoại hạng cho văn chương”. Năm 1971, ông được Columbia University trao bằng Tiến Sĩ Danh Dự về Văn Chương (Doctor of Letters, honoris causa). Sau đó, nhiều viện đại học khác trên thế giới, kể cả Oxford và Cambridge, đã liên lục trao bằng Tiến Sĩ Danh Dự về Văn Chương cho Borges. Cũng vào năm 1971, ông nhận giải thưởng “Jerusalem Prize” (năm năm trao một lần), và năm 1973, ông nhận giải thưởng văn hoá cao quý nhất của Mexico là “Premio Internacional Alfonso Reyes”. Năm 1980 ông chia với Gerardo Diego giải thưởng “Premio Cervantes”, giải thưởng cao quý nhất trong thế giới văn chương tiếng Tây Ban Nha.
nguon:tienve.org

19/04/2010

PAUL AUSTER

Filed under: GHI CHÚ VỀ TÁC GIẢ — nguyenthanhhien21 @ 21:20

PAUL AUSTER sinh ngày 3.2.1947 tại Newark, bang New Jersey, Hoa-kỳ. Ông là một nhà thơ, dịch giả, giáo sư, điện ảnh gia, và nhất là tiểu thuyết gia, con cả của một gia đình có hai người con.

Ông học đại học tại Columbia University; sống tại Pháp từ 1970 tới 1974, làm thơ, sinh sống chật vật, dịch Mallarmé, Sartre, André du Bouchet, Maurice Blanchot, và đã cho xuất bản tại Hoa-kỳ một Tuyển tập thơ Pháp thế kỷ XX (Random House, 1982). Là người viết chuyện phim Smoke, ông cũng là người cùng thực hiện phim Brooklyn Boogie, và thực hiện cuốn phim dài đầu tay vào năm 1998: Lulu on the Bridge. Ông đã lập gia đình với Siri Hustvedt, cũng là một nhà văn. Hai vợ chồng được hai người con là Daniel và Sophie (theo báo LIRE, tháng 5-2002). Ngoài ra, ông còn là một người viết tiểu luận văn chương sắc bén.

Ở Pháp, số thơ của Paul Auster, do nxb Unes in từ 1987 đến 1993, gồm các tập: Effigies; Murales; Fragments du froid; Dans la tourmente và Disparitions. Tâp Unearth đã được Maeght in từ năm 1980. Tất cả do nhiều người dịch khác nhau thực hiện. Cuối năm 1993 qua đầu năm 1994, các nxb Unes và Actes Sud hợp tác in toàn bộ thơ của Paul Auster (có thêm phần Rayons), dưới tựa đề Disparitions, bản dịch Danièle Robert.

nguon:tienve.org

CHÂN DUNG ABE KOBO

Filed under: GHI CHÚ VỀ TÁC GIẢ — nguyenthanhhien21 @ 19:41

nguon:google.com

Blog at WordPress.com.