GÁC VĂN

29/08/2010

JOHN MAXWELL COETZEE

Filed under: TÁC GIẢ — nguyenthanhhien21 @ 07:28

J.M. Coetzee.JPG
Sinh 9 tháng 2 năm 1940
Cape Town, Nam Phi
Nghề nghiệp Nhà văn, Nhà ngôn ngữ, Nhà phê bình
Quốc gia Úc

John Maxwell Coetzee sinh ngày 9 tháng 2 năm 1940 tại Cape Town (Nam Phi), là anh cả trong gia đình hai anh em. Mẹ ông dạy tiểu học. Cha là luật sư tập sự nhưng chỉ làm cầm chừng, và trong những năm 1941–45 phục vụ trong quân đội Nam Phi chiến đấu tại Bắc PhiÝ. Mặc dù cha mẹ không phải dòng dõi người Anh nhưng ở nhà nói tiếng Anh.

Coetzee học tiểu học tại thành phố Cape Town và Worcester, Western Cape, và sau đó học trường đạo Thiên Chúa cũng ở thành phố Cape Town và trúng tuyển vào đại học năm 1956.

Năm 1957, Coetzee lên Đại học Cape Town, và trong hai năm 1960 và 1961 – theo thứ tự – ra trường với bằng danh dự Văn chương Anh và Toán. Từ 1962 đến 1965 ông làm thảo chương điện toán ở London trong khi nghiên cứu để viết luận án về nhà văn người Anh Ford Madox Ford.

Năm 1963 ông kết hôn với Philippa Jubber (1939–1991), và họ có hai con: Nicolas (1966–1989) và Gisela (sinh năm 1968).

Năm 1965 Coetzee học cao học tại Đại học Texas tại Austin, và đến năm 1968 đậu bằng Tiến sỹ với luận án tiến sỹ viết về việc dùng máy tính trong phân tích các tiểu thuyết của Samuel Beckett.

Trong ba năm, từ 1968 đến 1971, Coetzee làm giáo sư phụ giảng môn văn chương Anh tại Đại học Tiểu bang New York tại Buffalo. Sau khi đơn xin thường trú Hoa Kỳ bị từ chối, vì ông tham gia phong trào phản chiến, ông trở về lại Nam Phi. Từ năm 1972 đến 2000, ông giữ nhiều chức vụ tại Đại học Cape Town, và cuối cùng là giáo sư chính thức môn văn chương Anh.

Giữa năm 1984 và 2003 ông dạy thường xuyên tại Hoa Kỳ: Đại học Tiểu bang New York, Đại học Johns Hopkins, Đại học Harvard, Đại học StanfordĐại học Chicago, nơi mà trong sáu năm ông là thành viên của Ủy ban Tư tưởng Xã hội.

Coetzee bắt đầu viết tiểu thuyết năm 1969. Tác phẩm đầu tiên Dusklands, xuất bản tại Nam Phi năm 1974. In the Heart of the Country (1977) đoạt giải văn chương Nam Phi, giải CNA, và xuất bản tại Anh và Mỹ. Waiting for the Barbarians (1980) được quốc tế ngợi khen. Danh tiếng của ông được khẳng định bởi Life & Times of Michael K (1983), đoạt giải Booker. Kế đó là Foe (1986), Age of Iron (1990), The Master of Petersburg (1994) và Disgrace (1999), lại đoạt giải Booker một lần nữa.

Coetzee cũng viết hai hồi ký tiểu thuyết, Boyhood (1997) và Youth (2002). The Lives of Animals (1999) là một tập thuyết trình tiểu thuyết hóa, sau đó cho in chung vào Elizabeth Costello (2003). White Writing (1988) là một bộ tiểu luận về văn chương và văn hóa Nam Mỹ. Doubling the Point (1992) gồm những bài tiểu luận và phỏng vấn với David Attwell. Giving Offense (1996) là một nghiên cứu về kiểm duyệt văn chương. Stranger Shores (2001) là tập hợp những tiểu luận văn chương sau này.

Coetzee còn là một phiên dịch viên xuất sắc, từ tiếng Hà Lantiếng Afrikaan sang tiếng Anh.

Năm 2002 Coetzee di cư sang Úc, sống với người vợ sau Dorothy Driver ở Adelaide, nơi ông giữ một chức vụ danh dự tại Đại học Adelaide.

nguon : wikipedia.org

20/08/2010

JOHN UPDIKE

Filed under: TÁC GIẢ — nguyenthanhhien21 @ 20:20

JOHN UPDIKE (1932~) là một trong những khuôn mặt quan trọng nhất của văn chương Hoa Kỳ đương đại. Ông là tiểu thuyết gia, nhà thơ, nhà viết truyện ngắn, nhà viết tiểu luận, và phê bình gia, với số lượng tác phẩm cực kỳ to lớn, gồm 21 tiểu thuyết và hàng chục tập truyện ngắn, tập thơ, tập tiểu luận và tập truyện cho thiếu nhi. Ông được biết đến nhiều nhất với những tiểu thuyết Rabbit, Run (1960), Rabbit Redux (1971), Rabbit Is Rich (1981), và Rabbit At Rest (1990). Bút pháp của ông rất phong phú và linh động, thay đổi đễ dàng từ lối viết hiện thực chủ nghĩa, tự nhiên chủ nghĩa, cho đến lối viết hậu hiện đại, như trong tiểu thuyết Gertrude and Claudius (2000). Là một nhà văn có ý thức cao độ về bút pháp, ông đã viết những bài phê bình sâu sắc về tác phẩm của những nhà văn đương đại như Philip Roth, Saul Bellow, Kurt Vonnegut, Joyce Carol Oates, Iris Murdoch, Michael Tournier, Raymond Queneau, Umberto Eco, Milan Kundera, Evgenii Evtushenko, Gabriel García Márquez, Mario Vargas Llosa, và Isabel Allende.

Updike đã được trao rất nhiều giải thưởng quan trọng, trong đó có Guggenheim Fellow (1959), Rosenthal Award, National Institute of Arts and Letters (1959), National Book Award in Fiction (1964), O. Henry Prize (1967-68), American Book Award (1982), National Book Critics Circle Award, for fiction (1982, 1990), Union League Club Abraham Lincoln Award (1982), National Arts Club Medal of Honor (1984); National Medal of the Arts (1989). Năm 1976, ông được bầu vào American Academy of Arts and Letters (Viện Hàn Lâm Nghệ Thuật và Văn Chương Hoa Kỳ). Vào tháng 11, 2003, Updike nhận National Medal for Humanites tại White House (ở Hoa Kỳ có rất ít người nhận được cả hai huy chương National Medal of the Arts và National Medal for the Humanites). Cũng là một vinh dự hiếm hoi như thế, cả hai cuốn tiểu thuyết của ông,Rabbit is Rich và Rabbit at Rest đều đoạt giải Pulitzer (1982 và 1991).

nguon:tienve.org

11/06/2010

SLAWOMIR MROZEK

Filed under: TÁC GIẢ — nguyenthanhhien21 @ 15:59

(1930~)

Sławomir Mrożek, tác giả tập truyện ngắn Con voi, là một người viết truyện, một kịch tác gia và một nhà hí hoạ. Ba tính cách này của ông được nối kết lại bằng nét hài hước hoặc trào lộng mà đối tượng là những chuyện rởm đời, «phi lý» dưới mọi vùng khí hậu, nhất là ở Ba-lan. Ông sinh ở Borzecin, gần Cracovie, Ba-lan, năm 1930. Ông rời Ba-lan năm 1963, trước tiên qua Ý, rồi qua Pháp nơi ông đã lưu lại từ 1968 đến 1989 trước khi (cùng với bà vợ người Mễ) qua sống bảy năm ở Mễ-tây-cơ. Ông dứt khoát trở lại Ba-lan năm 1996 và từ đấy sống ở quê hương ông.
Về kịch, con số kịch bản của Mrożek lên tới ngót bốn mươi vở! Vở kịch nổi tiếng nhất của ông trước khi ông ra nước ngoài, làCảnh sát (hoặc Công an, 1958). Thời gian ông lưu lạc, một số vở thường được nhắc tới: Tango (1964), Các di dân (1974), Ông đại sứ (1982). Đặc biệt, trong những năm 1990, ba vở mới của Mrożek: Yêu ở Crimée (1993), Cảnh đẹp và «Các Đấng» (2000) cho thấy những mối quan tâm của ông đối với thực tại thế giới và Ba-lan. Các kịch bản của Mrozek được dịch ra khoảng 12 thứ tiếng và được trình diễn thường xuyên ở Ba-lan và trên các sân khấu thế giới. Người ta rất chú ý tới vở Lịch sử nước cộng hòa nhân dân Ba-lan của Mrożek mà đạo diễn Jerzy Jarocki đã đưa lên sân khấu Ba-lan ở Wroclaw năm 1998.
Về truyện, cùng với tập Con voi, Mrożek đã viết tất cả là tám tập truyện ngắn và hai cuốn tiểu thuyết. Ngoài ra ông còn viết hai tập tùy bút (trong đó có Nhật ký ngày trở về) và là tác giả ba kịch bản cho điện ảnh.
Các bức hí hoạ của ông, từng làm say mê công chúng Ba-lan trong những năm 1950, nay (kể từ 1997) lại được tiếp tục xuất hiện trên tờ Gazeta Wyborcza, nhật báo lớn nhất của Ba-lan, cùng với những cột «phim» của ông…
(Diễm Châu biên soạn)

nguon : tienve.org

22/05/2010

DANIIL KHARMS

Filed under: TÁC GIẢ — nguyenthanhhien21 @ 19:55

DANIIL KHARMS

(1905-1942)

Kharms (tên thật là Daniil Ivanovich Yuvachev) là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch người Nga, sinh ra tại St. Petersburg. Thân phụ của ông là Ivan Yuvachev, một thành viên nổi tiếng của nhóm cách mạng “Nguyện Vọng Nhân Dân”. Daniil chào đời trong lúc thân phụ của ông đang bị cầm tù vì hoạt động chống sa hoàng. Sau này, chính Daniil lại bị cầm tù bởi chính quyền “cách mạng” của Stalin, rồi chết đói trong tù.

 
Từ năm 1924, Daniil Kharms bỏ trường đại học và dấn thân vào văn chương. Năm 1928, ông sáng lập nhóm OBERIU (Hiệp Hội Nghệ Thuật Thực Sự) với các thành viên là những nghệ sĩ tiền vệ triệt để. Chế độ Stalin không chấp nhận nghệ thuật của nhóm này, nên đã bắt nhốt Daniil Kharms vào năm 1931 và đày ông từ St. Petersburg đến Kursk. Năm 1932, ông được thả trở về St. Petersburg và vừa viết vừa sống nghèo đói lây lất cho đến khi bị bắt lần cuối cùng vào năm 1941. Họ nhốt ông trong trại tâm thần của nhà giam Leningrad số 1, và ông chết ở đó vào ngày 2 tháng 2 năm 1942, vì đói.
 
Năm 1962, một số tác phẩm ông viết cho thiếu nhi mới bắt đầu được ấn hành, và sau đó họ cho in một số truyện khôi hài của ông. Mãi đến năm 1987, chính sách glasnost mới cho phép xuất bản hàng loạt các tác phẩm chính của Daniil Kharms.
 
Nhà văn George Saunders nhận định: “Kharms nằm trong cùng một tủ sách với Tolstoy, Chekhov, và Babel… như một trong những nhà tiền phong vĩ đại của truyện ngắn đương đại. Trong thể loại này, truyện ngắn của ông sẽ là những tác phẩm ngắn gọn nhất, khôi hài nhất, và ở những phương diện nào đó, trung thực nhất… Truyện ngắn của ông gần như không có hình hài, nhưng vừa bạo động, buồn bã, vừa khoái hoạt và kinh hoàng trong cùng một lúc.”
nguon : tienve.org
 
Năm 1998, một số truyện cực ngắn và thơ của Daniil Kharms đã được Vladimir Miller và Alexandr Alexandrov phổ nhạc và thu vào đĩa CD, dưới nhan đề Kharms – 10 Incidents – Moscow Composers Orchestra.
nguon : tienve.org

06/05/2010

EDUARDO GALEANO

Filed under: TÁC GIẢ — nguyenthanhhien21 @ 10:46

Eduardo Galeano (1940~) là một trong vài nhà văn Uruguay nổi tiếng nhất hiện nay. Ông còn là nhà phê bình, sử gia và ký giả. Những tác phẩm đặc sắc của ông, như Memoria del fuego [1982-1986, Ký ức của lửa] và Las venas abiertas de América Latina [1971, Những mạch máu mở của Mỹ La-tinh], đã được dịch ra hơn 20 ngoại ngữ. Nhiều tác phẩm của Galeano hầu như vượt khỏi lối phân định thể loại văn học thông thường, vì đó là một kết hợp của ký sự, hư cấu, bình luận chính trị, tài liệu báo chí và lịch sử.
14 tuổi, Galeano bán bức biếm hoạ chính trị đầu tay cho tuần báo El Sol. 16 tuổi, ông xuất bản bài tiểu luận đầu tay, rồi bỏ học, và bắt đầu làm nhiều việc khác nhau để mưu sinh. 20 tuổi, ông trở thành ký giả, rồi làm tổng biên tập cho tờ Marcha , một tuần báo gây ảnh hưởng lớn về văn hoá và chính trị, với sự cộng tác của những tên tuổi quan trọng như Mario Vargas Llosa, Mario Benedetti, Manuel Maldonado Denis và Roberto Fernández Retamar. Rồi ông biên tập cho nhật báo Épochavà làm tổng biên tập của University Press (1965-1973). Cuốn Las venas abiertas de América Latina [1971, Những mạch máu mở của Mỹ La-tinh] làm Galeano trở thành một trong những tác giả được đọc nhiều nhất ở Mỹ La-tinh. Sau vụ đảo chính năm 1973, ông bị bỏ tù và trục xuất khỏi Uruguay. Sang Argentina, ông thành lập và làm tổng biên tập tạp chí văn hoá Crisis.
Năm 1975, Galeano đoạt giải Casa de las Américas cho cuốn tiểu thuyết La cancion de nosotros [1975, Bài hát của chúng ta]. Sau vụ đảo chính ở Argentina năm 1976, tên tuổi ông nằm trong danh sách những người bị tử hình, nên ông chạy sang Tây-ban-nha, sống ẩn dật trên vùng bờ biển Catalan và khởi sự viết Memoria del fuego [1982-1986, Ký ức của lửa], một kiệt tác gồm ba tập (1. Los nacimientos [Khai sinh]; 2. Las caras y las máscaras [Những chân dung và mặt nạ]; 3. El siglo del viento [Thế kỷ của gió]) được giới phê bình so sánh với những kiệt tác của John Dos Passos và Gabriel García Márquez. Năm 1978, ông lại một lần nữa đoạt giải Casa de las Américas cho cuốn tự truyện Días y noches de amor y de guerra [1978, Ngày và đêm của tình yêu và chiến tranh].
Galeano trở về quê hương Montevideo vào đầu năm 1985, và tiếp tục sáng tác và xuất bản liên tục rất nhiều cho đến hôm nay. Ngoài hai giải thưởng Casa de las Américas (1975, 1978), ông còn được trao các giải thưởng quan trọng khác như: American Book Award (1989), và Cultural Freedom Award (1999, Lannan Foundation).
nguon :tienve.org

28/04/2010

JAMES JOYCE

Filed under: TÁC GIẢ — nguyenthanhhien21 @ 15:47

Sinh 2 tháng 21882
RathgarDublinAilen
Mất 13 tháng 11941
ZürichThụy sĩ
Nghề nghiệp tiểu thuyết gia, viết truyện ngắn, viết kịch, nhà thơ
Quốc gia Ireland
Trào lưu hiện đại

James Augustine Aloysius Joyce (tiếng IrelandSeamus Seoighe2 tháng 2 năm 188213 tháng 1 năm 1941) là một nhà văn và nhà thơ biệt xứ Ireland, được đánh giá là một trong những nhà văn ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Ông nổi tiếng nhất với tiểu thuyết bước ngoặtUlyxơ (1922). Các tác phẩm chính khác của ông là tập chuyện ngắn người Dublin (1914), các tiểu thuyết Bức họa người nghệ sĩ là thanh niên (1916) và Finnegans Wake (1939). J. Joyce còn là tác giả của các tập thơ Nhạc thính phòng (Chamber Music, 1907), Poems Pennyeach, 1927Colleted Poems, 1936. Dù số lượng không nhiều nhưng thơ của James Joyce có sự ảnh hưởng rất lớn đến các nhà thơ Anh phái Hình tượng.

Mặc dù phần lớn quãng đời trưởng thành của ông là ở nước ngoài, kinh nghiệm Ailen của Joyce vẫn rất tinh tế trong các bài viết của ông và nó cung cấp tất cả nền tảng cho tưởng tượng của ông và các vấn đề chủ thể nó. Không gian tưởng tượng trước tiên khởi điểm tạiDublin và phản ánh cuộc sống gia đình của ông và các sự kiện và bạn bè (và kẻ thù) từ những ngày ở trường phổ thông và trường đại học. Dù vậy, ông trở thành người chủ nghĩa toàn cầu nhất và là một trong số những người địa phương nhất của tất cả phạm vi tiếng Anh hiện đại.

nguon:wikipedia.org

26/04/2010

CLARICE LISPECTOR

Filed under: TÁC GIẢ — nguyenthanhhien21 @ 16:35
Clarice Lispector, nhà văn chuyên viết truyện ngắn và tiểu thuyết, là một trong những khuôn mặt quan trọng nhất trong văn chương Ba-tây thế kỷ 20. Ngược lại với đa số nhà văn Ba-tây đương thời, nhãn quan nghệ thuật của bà vượt qua những giới hạn thời gian và địa lý; các trạng huống và nhân vật trong truyện của bà không phản ảnh hiện thực đời sống Ba-tây, mà mang tính hoàn vũ: đó là những gì mà con người ở mọi thời và mọi nơi trên trái đất có thể bắt gặp và cảm nhận — những gì ở đâu đó bên trong mỗi chúng ta.
Tiểu thuyết đầu tay của bà, Perto do Coração Selvagem (“Bên trái tim man dại”, 1944) được xuất bản lúc bà mới 19 tuổi, và được giới phê bình khen ngợi về tài diễn đạt tinh tế những khía cạnh đời sống phức tạp của tuổi dậy thì. Những tác phẩm sau đó, như A Maçã no Escuro (Trái táo trong bóng tối”, 1961), A Paixão Segundo G.H.(“Niềm đam mê qua nhãn giới của G.H.”, 1964), Água Viva (“Dòng nước sinh động”, 1973), đều đào xới tâm cảm của những con người lạc lõng, tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, rồi gặp lại chính mình và chấp nhận tồn tại trong một thế giới mãi mãi lạ lùng.
Văn tài của Lispector biểu lộ rõ nét nhất qua những truyện ngắn. Những tập truyện ngắn nổi tiếng nhất của bà là Laços de Família (“Những ràng buộc gia đình”, 1960), A Legião Estrangeira (“Đạo quân xa lạ”, 1964), A Via Crucis do Corpo (“Những trạm thể xác”, 1974) và Onde Estivestes de Noite (“Nơi có anh trong đêm tối”, 1974).

nguon :tienve.org

21/04/2010

JULIO CORTAZAR

Filed under: TÁC GIẢ — nguyenthanhhien21 @ 19:50
 
Cortázar.jpg 
Julio Cortázar (hình ảnh của Sara Facio , 1967).
Tên Julio Cortázar
Khai sinh Ngày 26 tháng 8 của năm 1914 
Cờ của Argentina Đại sứ quán Argentina tạiIxelles , Cờ của Bỉ (dân sự). Svg Bỉ
Cái chết Ngày 12 tháng hai của năm 1984(69 năm) 
Cờ của Pháp Paris , Pháp
Giả Julio Denis (trong hai cuốn sách đầu tiên của mình)
Nghề Nghiệp Nhà văn, giáo viên, phiên dịch
Quốc gia Cờ của Argentina Argentina
Giới Tính Tiểu thuyết , truyện ngắn , thơ ,văn xuôi thơ , truyện ngắn (prosemas và meopas , vì nó được sử dụng để gọi anh ta)

Julio Cortazar là một nhà văn và trí tuệ Argentina . Sinh ra với tên của Jules Florencio Cortázar tại Brussels ( Bỉ ) vào ngày 26 tháng 8 năm 1914 và qua đời tại ParisPháp ) ngày 12 tháng 2 của năm 1984 .

Ông được coi là một trong những sáng tạo và bản gốc các nhà văn lớn thời gian của mình, bậc thầy của truyện ngắn , các bài thơ văn xuôi và truyện ngắn nói chung so sánh với Jorge Luis Borges , Anton Chekhov và Edgar Allan Poe , và tác giả của tiểu thuyết quan trọng là khánh thành một hình thức mới của văn học ở châu Mỹ La tinh , phá vỡ khuôn mẫu truyền thống thông qua những bài tường thuật vượt ra ngoài thời gian tuyến tính và nơi các nhân vật đi trên một quyền tự trị và tâm lý độ sâu hiếm thấy trước đây.

Ông sống phần lớn cuộc sống của mình ở Paris, một thành phố được thành lập năm 1951, trong đó một số môi trường làm việc của mình, và nơi ông qua đời. Năm 1981 ông đã được cấp quốc tịch Pháp. Cortázar cũng sống ở Argentina và Thụy Sĩ.

Tiểu sử

Cortázar sinh tại Đại sứ quán Argentina tại Bỉ , trong Ixelles huyện Brussels , ngày 26 Tháng 8 của năm 1914 , con trai của Julio Cortázar và María Herminia Scott. Sau này trong cuộc sống của ông sẽ tuyên bố: “[sinh của tôi ở Brussels] là một sản phẩm du lịch và ngoại giao.” Tại thời điểm đó Brussels bị chiếm đóng bởi quân Đức.

Ông luôn nói rằng cha mình một số mối quan hệ với các đoàn ngoại giao Argentina. cha mẹ của ông, Maria Herminia Descottes và Julio Cortázar José, đã được Argentina . Đến cuối Thế chiến thứ nhất , các Cortázar đã làm cho nó thông qua đến Thụy Sĩ nhờ có những điều kiện của Đức bà ngoại trong tháng bảy, và sau đó không lâu sau đó đến Barcelona , nơi họ đã sống một rưỡi. Ông chơi thường xuyên trong Güell Park với các trẻ khác. Sau bốn năm trở lại Argentina và dành phần còn lại của thời thơ ấu tại Banfield , ở phía nam của Gran Buenos Aires , với dì của mình mẹ, và Ophelia, em gái duy nhất của ông (một năm trẻ hơn anh ta). Ông sống trong một ngôi nhà với nền (chất độc, Deshoras được dựa trên những ký ức tuổi thơ), nhưng không hoàn toàn hạnh phúc. “Rất nhiều trói buộc, sự nhạy cảm quá mức, một nỗi buồn chung”(thư cho Graciela M. de Sola, Paris , 04 Tháng 11 1963). Met nhờ mẹ của mình, một người viết những người khâm phục cho phần còn lại của cuộc đời cô: Jules Verne .

“Tôi đã dành thời thơ ấu của tôi trong một đám mây của yêu tinh, yêu tinh, với một ý thức về không gian và thời gian khác nhau từ những người khác” (số nhiều tạp chí No 44, Mexico 5 / 1975). Cortázar là một đứa trẻ ốm yếu và đã dành nhiều thời gian trên giường, để đọc được đồng hành tuyệt vời của mình. Mẹ cô đã chọn những gì tôi có thể đọc, trở thành người khởi lớn của cách một độc giả đầu tiên, và một nhà văn sau này. Ông nói: “Mẹ tôi nói rằng tôi bắt đầu viết ở tuổi tám, với một cuốn tiểu thuyết mà bất chấp nỗ lực bảo vệ hằng say tuyệt vọng của tôi để ghi” (Seven Days tạp chí, Buenos Aires, 12/1973). Cortázar cũng nhớ lại rằng vào một dịp một thân nhân (một người chú hay cái gì như thế) phát hiện một loạt các bài thơ và đưa cho mẹ của ông, nói rằng rõ ràng là những bài thơ được không phải tôi, mà tôi sao chép chúng vào tuyển tập một số những bài thơ, mà mẹ ông đã đến yêu cầu, nếu thực sự đã được những bài thơ của ông. Tôi đọc như một bác sĩ đến nên đọc tối thiểu là năm hoặc sáu tháng và đi ra ngoài để có được một số CN Nhiều câu chuyện của ông là tự truyện, giống như Beasts , End Game , chất độc hoặc Miss Cora , trong số những người khác.

Thanh niên

Nó được hình thành như Maestro bình thường trong năm 1932 và Giáo sư trong nghệ thuật bình thường trong năm 1935 tại các trường học bình thường Mariano Acosta , trong những năm đó nổi lên Night School(Deshoras). Vào lúc đó, bắt đầu thường xuyên các sân vận động để xem boxing , nơi ông sáng chế ra một loại triết lý của hộp “loại trừ các khía cạnh và độc ác đẫm máu gây ra cả hai từ chối và giận dữ” (The niềm đam mê của từ). Ông ngưỡng mộ người đàn ông luôn luôn đi về phía trước và lòng can đảm tinh khiết và sức mạnh quản lý để giành chiến thắng (Torito, End Game).

Một ngày đi bộ qua trung tâm thành phố Buenos Aires , ông đến khi một cuốn sách của Jean Cocteau , một toàn xa lạ với anh ta cho đến khi thời gian đó, quyền thuốc phiện , Nhật ký của một cai nghiện. Điều đó đọc sẽ đánh dấu ông cho phần còn lại của đời mình: “Tôi cảm thấy một giai đoạn văn học cả cuộc đời đã không thể hủy bỏ trong … qua, từ ngày đó đọc và viết một cách khác nhau, và với các tham vọng khác, quan điểm khác” (The niềm đam mê của Từ ngữ, 1997).

Cortázar trong thanh thiếu niên của ông.

Nó bắt đầu ở Đại học Buenos Aires s ‘sự nghiệp của triết học , nhưng biết rằng ông phải sử dụng các tiêu đề đã có để làm việc và giúp đỡ mẹ. Các lớp học tại Bolivar , Saladillo(thành phố, trong đó xuất hiện trong cuốn sách của ông Civic Engagement là một văn phòng) và sau đó Chivilcoy . Ông sống trong phòng vẽ hưu trí cô đơn tất cả các thời gian rảnh để đọc và viết (Distant Mirror).

Năm 1951 xuất bản Bestiary , một bộ sưu tập của tám câu chuyện mà kiếm được anh ta một số công nhận trong môi trường địa phương. Ngay sau đó, không hài lòng với chính phủ của Juan Domingo Peron , quyết định chuyển đến Paris , một thành phố nơi thường xuyên nhưng đi ở châu Âu và châu Mỹ Latinh, sẽ cư trú cho phần còn lại của đời ông.

Hôn nhân

Ông kết hôn Aurora Bernardez trong năm 1953 , một phiên dịch tại Argentina. Họ sống ở Paris với điều kiện kinh tế thấp và ông nghĩ đến việc cung cấp dịch các công trình hoàn thành trong văn xuôi của Edgar Allen Poe với Đại học Puerto Rico . Công việc này sẽ được xem xét sau này của các nhà phê bình như là bản dịch tốt nhất của công việc của nhà văn người Mỹ. Họ cùng nhau chuyển đến Ý cho năm đã được công việc và sau đó đi du lịch đến Buenos Aires bằng thuyền và đã dành những chuyến đi bằng văn bản trong máy tính xách tay của mình cho một cuốn tiểu thuyết mới. “Các cuộc cách mạng Cuba … Tôi đã theo một cách tàn nhẫn và đó thực sự làm tổn thương chính trị chân không lớn trong tôi, vô ích chính trị của tôi … vấn đề chính trị đã được nhận bằng văn bản của tôi … “(The niềm đam mê của từ). Năm 1963 ông đến thăm Cuba mời Casa de las Americas để được tuyên thệ nhậm chức một cuộc thi. Bạn sẽ không bao giờ được quan tâm trong chính trị Mỹ Latinh. Trong cùng năm này trở thành những gì đặc trưng nhất của nhà xuất bản thành công của họ và sẽ kiếm được ông công nhận như một phần của Châu Mỹ La Tinh Boom : Rayuela , mà đã trở thành một cổ điển của văn học Argentina . Như đã nêu trong bức thư gửi Manuel Antin vào tháng Tám năm 1964 , đó là không có được tên của tiểu thuyết của mình nhưng Mandala : “Đột nhiên tôi nhận ra rằng không có quyền yêu cầu từ độc giả người biết bí truyền hay Phật giáo Tây Tạng,” nhưng không Tôi đã xin lỗi cho sự thay đổi.

Trong năm 1967 , phá vỡ trái phiếu của mình với đối tác Bernárdez và thực hiện bởi các Litva Ugné Karvelis , người không bao giờ kết hôn, nhưng những người thấm nhuần quan tâm nhiều đến chính trị.

Với đối tác thứ ba của cô và người vợ thứ hai, nhà văn người Canada Carol Dunlop , thực hiện nhiều chuyến đi, một trong những đầu tiên đã đến Ba Lan , nơi ông tham dự một hội nghị đoàn kết với Chile . Một số chuyến đi của anh với Carol Dunlop được phản ánh trong cuốn sách The Motornauts của cosmoway có sẵn cho vài cuộc hành trình của những ngày xa lộ Paris-Marseille. Sau cái chết của Carol Dunlop, người vợ cuối của Cortazar, Aurora Bernardez đi cùng ông trong bệnh tật của mình. Hiện nay cô là người thừa kế duy nhất của việc xuất bản và các văn bản của mình.

Xã hội Cortázar

Bản quyền của một số tác phẩm của ông đã được tặng để giúp các tù nhân chính trị từ nhiều nước khác nhau, trong đó có Argentina . Trong một lá thư cho bạn bè của ông Francisco Porrúa tháng hai năm 1967 , ông thú nhận: “Tình yêu của Cuba của Che làm cho tôi cảm thấy rất lạ mắt Argentina vào ngày 2 tháng 1, khi lời chào đến Fidel trong Plaza của Cách mạng, Tư lệnh Guevara, nơi là, 300.000 người đàn ông xông vào một ovation kéo dài mười phút. ”

Trong tháng mười một năm 1970 ông đã đi đến Chile , nơi ông ủng hộ chính phủ của Salvador Allende và chi tiêu một vài ngày để thăm mẹ và bạn bè của mình, “và rằng tình trạng mê sảng là một loại ngày ác mộng” được trong một bức thư cho Gregory Rabassa .

Năm 1971 , ông “đã được dứt phép thông công” cần dẫn nguồn ] của Fidel Castro , cùng với các nhà văn khác, để yêu cầu thông tin về việc bắt giữ của nhà thơ Heberto Padilla . Mặc dù thất vọng của họ với thái độ của Castro, theo sát tình hình chính trị ở Mỹ Latinh. Năm 1973 ông được galadornado các giải thưởng Medici cho ông Manuel cuốn sách và dành quyền của mình để sự hỗ trợ của tù nhân chính trị tại Argentina.Năm 1974 , ông là một thành viên của Bertrand Russell Tribunal II đã họp tại Rome để thảo luận về tình hình chính trị ở Mỹ Latin , đặc biệt là vi phạm nhân quyền .

thơ của ông

Mặc dù nổi tiếng với tiểu thuyết của ông, đã viết một số lượng lớn các bài thơ văn xuôi (trong những cuốn sách và hỗn hợp Cronopios và Famas , “Một Lucas nhất định , vòng cuối cùng ), và thậm chí cả những bài thơ trong câu (Presence, PAME và meopas , Ngoại trừ hoàng hôn ). Ông làm việc trong các ấn phẩm nhiều ở các nước khác nhau, ghi lại những bài thơ và câu chuyện của họ, đã viết thư tangos (ví dụ với Kedron Tata ) và đặt văn bản vào sách hình ảnh và phim hoạt hình.

Nicaragua

Năm 1976 ông du hành sang Costa Rica, nơi cô gặp Sergio Ramirez và Ernesto Cardenal và luyện trên một hành trình bí mật đầy đủ của cuộc phiêu lưu đến thị trấn của Solentiname ở Nicaragua . Chuyến đi này sẽ đánh dấu anh mãi mãi và sẽ là khởi đầu của một loạt các chuyến thăm nước này.

Chỉ sau khi chiến thắng của cuộc cách mạng Sandinista nhiều lần đi du lịch đến quốc gia và tìm hiểu về quá trình và Nicaragua và Mỹ Latinh. Những kinh nghiệm này sẽ dẫn đến một loạt các văn bản sẽ được biên dịch trong cuốn sách Nicaragua, do đó, dữ dội ngọt ngào .

Cortazar Lăng mộ ở Montparnasse, Paris .Trên bia mộ đứng hình ảnh của một cronopio, một nhân vật được tạo ra bởi nhà văn.

Bệnh]và cái chết

Trong tháng tám 1981 đã trải qua một chảy máu dạ dày và lưu lại cuộc sống của mình bằng một phép lạ. Tôi không bao giờ ngừng viết, là niềm đam mê của mình ngay cả trong thời điểm khó khăn. Trong năm 1983 , trở lại dân chủ ở Argentina, Cortazar làm cho một chuyến đi cuối cùng để quê hương của ông, nơi ông được nhận nồng nhiệt của người hâm mộ, những người dừng lại trên đường phố và hỏi xin bút tích của ông, trái ngược với sự thờ ơ của chính quyền. Sau khi thăm một số người bạn, trở về Paris. Ngay sau khi ông được cấp quốc tịch Pháp.

Carol Dunlop mất ngày 02 tháng 11 của năm 1982 , lao vào một Cortázar trầm cảm sâu sắc. Julius qua đời vào ngày 12 Tháng 2 của năm 1984 vì bệnh bạch cầu . Hai ngày sau, chôn cất trong nghĩa trang của Montparnasse , trong cùng một ngôi mộ nơi ông cư sĩ Carol. Các tác phẩm điêu khắc đá và đó tô điểm cho các ngôi mộ đã được thực hiện cho bạn bè của mình Julio Silva và Luis Tomasello [1] . Đây là phong tục để lại một thức uống hoặc một ly rượu vang và một mảnh giấy hoặc một vé tàu điện ngầm rút ra một Nhảy lò cò.

Ghi nhận

  • Tại Buenos Aires , hình vuông nhỏ ở giao lộ của Serrano và Honduras mang tên ông.
  • Trường trung học cơ sở số 13 được gọi là “Julio Cortázar” để vinh danh ông.
  • Trường Đại học của Guadalajara, khai trương ngày 12 tháng mười 1994, các Latinoamericana Chủ tịch Julio Cortázar, để vinh danh của nhà văn. khánh thành đã được tham dự của các nhà văn Mexico Carlos Fuentes, các Colombia Gabriel Garcia Marquez và góa phụ của Cortazar, Aurora Bernardez. ghế này để tôn vinh bộ nhớ, người, làm việc và mối quan tâm trí tuệ phối cuộc sống của Argentina.
  • Ituzaingó của game trường (ở phía tây của Greater Buenos Aires và Thủ đô liên bang, trường trung học số 1 của 12, nằm ở Flores. Tại thành phố Florencio Varela, phía nam Buenos Aires, có một trường học Truyền thông Giáo dục phát hành 08 tháng 7 Cortázar.
  • Năm 2007, thị trưởng thành phố xã hội chủ nghĩa của Paris , Bertrand Delanoë đã chính thức được tên của Plaza Julio Cortázar đến quảng trường nhỏ ở cuối phía tây của Saint Louis Ile, nơi anh có câu chuyện Las Babas del Diablo.
“Tôi nghĩ rằng đã rất trẻ bất hạnh của tôi và hạnh phúc của tôi, đồng thời, nó đã không chấp nhận những điều như họ đã được cho tôi. Tôi không sufficed cho tôi biết rằng đây là một bảng, hoặc là từ của người mẹ được từ mẹ và đã được nó. Ngược lại, trong bảng đối tượng và từ mẹ bắt đầu cho tôi một cuộc hành trình bí ẩn mà đôi khi đạt đến một cây thánh giá và đôi khi tôi bị rơi. Tóm lại, từ thời thơ ấu, mối quan hệ của tôi với các từ ngữ, với bằng văn bản, không phải không giống như mối quan hệ của tôi với thế giới nói chung. Tôi dường như đã được sinh ra không phải để chấp nhận những điều như họ được cho tôi. ” 

Julio Cortázar.

nguon:wikipedia.org

MARCEL PROUST

Filed under: TÁC GIẢ — nguyenthanhhien21 @ 19:20
 
Marcel Proust 1900.jpg
Sinh 10 tháng 7 năm 1871
AuteuilPháp
Mất 18 tháng 11 năm 1922
ParisPháp
Nghề nghiệp nhà văn
Trào lưu Ấn tượng
Tác phẩm chính Đi tìm thời gian đã mất
 

Valentin Louis Georges Eugène Marcel Proust (10 tháng 7187118 tháng 111922) là một nhà văn người Pháp được biết đến nhiều nhất với tác phẩm Đi tìm thời gian đã mất (À la recherche du temps perdu). Graham Greene đánh giá “Proust là nhà văn vĩ đại nhất thể kỷ 20, cũng như Tolstoy với thế kỷ 19″ và “những nhà văn sinh ra cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 hầu như không ai tránh được hai nguồn ảnh hưởng lớn: Proust và Freud[1].

Tạp chí Time từng bầu chọn Đi tìm thời gian đã mất đứng thứ 8 trong danh sách những cuốn sách vĩ đại nhất mọi thời đại[2]. Năm 1995, tuần báo Pháp L’Évènement du Jeudi cùng Đài phát thanh và Trung tâm văn hóa Pompidou ở Paris đã tổ chức một cuộc thăm dò ý kiến để chọn lấy 10 cuốn sách hay nhất trong văn học Pháp cho thế hệ năm 2000. Kết quả là cuốn Đi tìm thời gian đã mất đã xếp thứ nhất.

Tiểu sử

Marcel Proust sinh vào ngày mùng 10 tháng 7 năm 1871 tại Auteuil. Cha của ông là một giáo sư y học có tiếng, và gia đình ông cũng khấm khá, nên trong suốt thời kỳ thiếu niên ông không gặp nhiều khó khăn bất trắc. Cũng vì thế mà từ nhỏ ông thường qua lại với phần xã hội thượng lưu. Mẹ ông, bà Jeanne Weil, là con gái một người môi giới chứng khoán do thái gốc Alsace. Bà rất quý ông và chính là người dạy dỗ tận tình cho ông khi ông còn nhỏ. Ông Adrien Proust, cha của ông, cũng là con của một thương gia. Cha của ông còn là chuyên gia vệ sinh đầu tiên của Pháp, và lúc đó giữ chức vụ cố vấn trong chính phủ Pháp, giúp chống dịch bệnh toàn nước.

Được đi học tại trường Condorcet, ông làm quen với Jacques Bizet. Jacques Bizet chính là con trai của nhà soạn nhạc nổi tiếng Georges Bizet. Ông còn quen biếtLucien Daudet, con trai của nhà văn viết tiểu thuyết Alphonse Daudet. Cùng với hai người bạn, ông đi lính và hoàn thành nghĩa vụ quân sự của mình tại Orléans. Khi trở về, ông xin vào học tại l’École libre des sciences et politiques (Học viện Khoa học và Chính trị Mở) và được nghe thầy Albert Sorel cũng như thầy Anatole Leroy-Beaulieugiảng bài. Thầy Sorel có nhận xét rằng Marcel Proust là một cậu học sinh không thông minh sau khi ông hoàn thành bài diễn văn kết thúc khóa học của mình. Sau đó, ông vào học tại trường đại học Sorbonne và được nhiều lần nghe Henri Bergson giảng. Henri Bergson còn là anh em trong họ của ông, và đã có ảnh hưởng nhiều tới những tác phẩm sau này của ông, mặc dù ông vẫn thường phủ nhận điều đó.

Vào năm 1894, ông cho xuất bản tác phẩm Les Plaisirs et les Jours. Ấn phẩm này là một tuyển tập thơ, chân dung và truyện ngắn viết theo nghệ phái suy đồi. Bìa và nhiều trang được Madeleine Lemaire minh họa, người mà ông gặp thường xuyên trong các phòng tiếp cùng với Reynaldo Hahn. Tiếc rằng ấn phẩm không được nhiều người biết tới.

Sau mùa hè năm 1895, ông bắt đầu viết và soạn thảo một cuốn tiểu thuyết kể về một chàng trai say mê văn học trong một thành phố Paris chỉ biết ăn chơi vào cuối thế kỷ 19. Xuất bản vào năm 1952, cuốn tiểu thuyết đó (được đặt tên Jean Santeuil sau khi ông mất, dựa trên tên của nhân vật chính câu chuyện) chỉ dừng lại ở mức là một tập hợp các mẩu ráp lại với nhau, nhưng không thành một tác phẩm hoàn chỉnh đầy đủ. Trong truyện, ông có nhắc tới vụ Dreyfus, vì ông là một trong những người có tham gia nói lên ý kiến. Ông cũng là một trong những người đầu tiên bảo vệ vị tướng người Pháp này, và đã lấy được chữ ký ủng hộ từ Anatole France.

Vào khoảng năm 1900, ông bỏ việc soạn thảo cuốn tiểu thuyết đã đề cập ở trên. Khi đó, ông bắt đầu thấy thích thú khi đọc những tác phẩm của nhà duy mỹ người Anh John Ruskin. Vì John Ruskin cấm đoán mọi bản dịch tác phẩm của ông sang tiếng khác khi ông còn sống, Proust chỉ bắt đầu dịch lại những tác phẩm đó sau năm 1900, khi John Ruskin mất.

Bố mẹ của ông rất lấy làm thích thú, và khuyến khích ông cố gắng biên dịch. Đặc biệt bố của ông thấy rằng việc làm này là một cách để cho đứa con của ông bắt đầu làm việc có ích cho xã hội trở lại, vì Proust thường cảm thấy khó chịu với xã hội hồi đó của ông, và hơn nữa, ông vừa mới bị đuổi việc khỏi thư viện Mazarine, nơi mà ông đã làm việc không công được một thời gian. Nhưng quan trọng hơn nữa là mẹ ông : vì ông yếu tiếng Anh, nên mẹ ông dịch từng chữ một ra tiếng Pháp, và từ đó ông có thể dịch ra tiếng Pháp chuẩn, một thứ tiếng Pháp của Ruskin theo như một nhà phê bình văn học có nhận xét sau khi tập đầu tiên được xuất bản vào năm 1904 dưới cái tiêu đề La Bible d’Amiens.

Các bài dịch đó và bài tiếp theo, Sésame et les lys (1906), được các nhà phê bình văn học đánh giá cao, trong đó có Henri Bergson, và đây cũng chính là một thời điểm quan trọng trong cuộc đời ông. Vì, khi xuất bản các ấn phẩm soạn dịch, ông đặt rất nhiều chú thích vào trong tác phẩm của Ruskin, nhiều lúc còn dài hơn trang gốc, và có lúc phê bình nặng chính Ruskin. Khi biên dịch, cách suy nghĩ của ông dần dần xa cách với cách suy nghĩ của Ruskin. Trong chương cuối của phần tựa đầu cho La Bible d’Amiens, ông chỉ trích Ruskin vì sự tôn sùng cái đẹp của Ruskin có lên tới mức hơi quá đáng (điều mà ông cũng rồi sẽ chỉ tríchRobert de Montesquieu và cho hai nhân vật Swann và Charlus nói lên trong tác phẩm À la recherche du temps perdu). Đối với Proust, nếu yêu một tác phẩm vì một nhà văn nào đó nói như vậy, thì đó chính là làm lầm lạc những gì nghệ thuật. Lý do yêu một tác phẩm nào đó phải là chính nó.

Sức khỏe của ông dần yếu đi, rồi ông mắc bệnh hen suyễn. Sau khi bố mẹ ông mất, ông lại càng yếu hơn. Ông bắt đầu sống cách xa xã hội và rồi mất vì quá kiệt sức. Tác phẩm chính của ông, À la recherche du temps perdu, được xuất bản nhiều lần trong những năm từ 1913 tới 1927. Tập đầu được biên soạn tại tòa soạn Grasset, nhưng rồi tòa soạn Gallimard bác bỏ lời từ chối biên soạn trước đó và chấp nhận xuất bản tập thứ nhì À l’ombre des jeunes filles en fleurs. Cũng chính với tập thứ nhì này, ông nhận được giải Goncourt. Ông cố gắng hoàn thành năm tập tiếp theo của À la recherche du temps perdu tới năm 1922, khi, vào ngày 18 tháng 11 năm 1922, ông gục kiệt sức trong cơn viêm phế quản chữa trị một cách qua loa.

Ông được chôn cất tại nghĩa trang Père-Lachaise tại Paris.

Tác phẩm

  • Les Plaisirs et les Jours (1896)
  • La Bible d’Amiens, dịch tác phẩm The Bible of Amiens của John Ruskin (1904)
  • La Mort des cathédrales, một bài báo được đăng trên Le Figaro
  • Sésame et les lys, dịch tác phẩm Sesame and Lilies của John Ruskin (1906)
  • À la recherche du temps perdu
    • Tập 1 : Du côté de chez Swann (1913)
      • Phần 1 : Combray
      • Phần 2 : Un amour de Swann
      • Phần 3 : Nom de pays: le nom
    • Tập 2 : À l’ombre des jeunes filles en fleurs (1919), nhận giải Goncourt
    • Tập 3 : Le côté de Guermantes I và Le côté de Guermantes II (1921-1922)
    • Tập 4 : Sodome et Gomorrhe I và Sodome et Gomorrhe II (1922-1923)
    • Tập 5 : La Prisonnière (sau khi ông đã mất, 1923)
    • Tập 6 : Albertine disparue (như trên, 1925)
    • Tập 7 : Le Temps retrouvé (như trên, 1927)
  • Pastiches et Mélanges (1919)
  • Chroniques (1927)
  • Jean Santeuil (sau khi ông đã mất, 1952)
  • Contre Sainte-Beuve (như trên, 1954), tiểu luận

Thư từ :

  • Nhiều cuốn xuất bản sau khi ông đã mất từ năm 1928, ấn phẩm lớn nhất được Robert Proust xuất bản dưới tiêu đề Correspondance générale (1930-1936)
  • Tái bản và bổ sung bởi Philip Kolb (1971-1993)
  • Gần đây nhất là một bản tái bản lần 2, có sửa đổi và bổ sung mang tên Marcel Proust, Lettres (2004
  •  nguon:wikipedia.org

20/04/2010

SAMUEL BECKETT

Filed under: TÁC GIẢ — nguyenthanhhien21 @ 17:22
 
Samuel Beckett 01.jpg
Louis le Brocquyhình ảnh của Samuel Beckett(detail), tranh trên vải, kích thước 80 x 80 cm
Sinh 13 tháng 41906
FoxrockDublinIreland
Mất 22 tháng 12 năm 1989 (83 tuổi)
ParisPháp
Tên thật Andrew Belis (Recent Irish Poetry)[1]
Bút danh Andrew Belis (Recent Irish Poetry)[1]
Nghề nghiệp novelist, short story writer, playwright, poet, essayist
Quốc gia Ireland
Thể loại Dramafictional prose
Trào lưu ModernismTheatre of the Absurd
 
 
 
 

Samuel Beckett là con út trong một gia đình doanh nghiệp. Ông học ở nhà rồi vào học trường nội trú ở thành phố nhỏ Enniskillen; học tiếp trường Cao đẳng ở Dublin, khoa Văn học Hiện đại; học tiếng Pháptiếng Ý tại học viện Trinity tại Dublin. Tốt nghiệp, Beckett dạy học ở Belfast, sau đó đến Paris, kết bạn và giúp đỡ nhà văn đồng hương mắt lòa James Joyce hoàn thành tiểu thuyết Ngày giỗ Finnegan. Năm 24 tuổi ông trở lại học viện Trinity làm giảng viên. Từ năm 1932 Beckett đã xuất bản thơ và tiểu luận nhưng ít được chú ý. Trong thập niên 1930, để thoát khỏi không khí ngột ngạt trong nước ông đã ra nước ngoài và đi du lịch nhiều nơi. Năm 1937 Beckett định cư ở Paris, làm quen với người bạn đời tương lai (kết hôn năm 1961) là nữ nghệ sĩ dương cầm Suzann Dumesni; trong thời kì quân Đức chiếm đóng, ông tham gia phong trào kháng chiến. Năm 1942 Beckett cùng bạn gái chạy trốn bọn Ghestapo đến làng Russiona ở miền Nam nước Pháp, làm công nhân nông nghiệp. Cùng thời gian này ông viết tiểu thuyết Watt (hình thức chơi chữ: từ “What”, tên nhân vật chính, trong tiếng Anh có nghĩa là “cái gì”) nói về những gắng gỏi vô ích của một người muốn sống hợp lí trong thế giới phi lý. Đây là tác phẩm cuối cùng của Beckett viết bằng tiếng Anh, về sau ông sáng tác bằng tiếng Pháp, trong đó có bộ ba Molloy(1951), Malone meurt (Malone hấp hối, 1951) và L’innommable (Không thể gọi tên, 1953) là những thử nghiệm ngôn ngữ thể hiện những tìm tòi của nhà văn. Đề tài về tính chất phi lí của sự tồn tại xuyên suốt toàn bộ sáng tác về sau của ông, gồm cả những vở kịch truyền thanh và truyền hình.

Mặc dù tiểu thuyết chiếm chỗ quan trọng trong sáng tác của Samuel Beckett nhưng làm ông nổi danh thế giới lại là vở kịch En atttendant Godot (Đợi Godot) sáng tác bằng tiếng Pháp (viết năm 1946, công diễn năm 1953, xuất bản bằng tiếng Anh năm 1954 dưới tên Waiting for Godot). Cùng với thể loại kịch hoàn toàn mới – bị tước bỏ ý nghĩa và hành động kịch – Beckett đã đưa triết học hiện sinh chủ nghĩa lên sân khấu và gây sự kích động mạnh mẽ trong công chúng và cả giới phê bình. Lúc này tất cả các tiểu thuyết của ông đều được theo dõi chăm chú. Fin de partie (Tàn cuộc chơi) là vở kịch thành công lớn thứ hai của ông. Năm 1966 ra đời tiểu thuyết cuối cùng của Beckett Comment c’est (Như điều đó).

Năm 1969 Samuel Beckett được đề nghị tặng giải Nobel vì toàn bộ những tác phẩm văn xuôi và kịch. Trong những năm tiếp theo ông viết các vở kịch một hồi; tự dàn dựng một số tác phẩm của mình; năm 1978 ông in một tập thơ ngắn. Ông mất ở Paris.

nguon:wikipedia

Older Posts »

Create a free website or blog at WordPress.com.